Nhắc đến “gáy" có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến con gà nhỉ? Hoặc cùng lắm là câu “Con gà tức nhau tiếng gáy" thôi. Nhưng cả năm nay, đi đâu trên MXH cũng thấy người người nhà nhà đua nhau... gáy. Tất nhiên không phải là “ò ó o” hay “con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi" rồi mà chỉ đơn thuần là gáy thôi nhé!
cả năm nay, đi đâu trên MXH cũng thấy người người nhà nhà đua nhau... gáy.
Từ lóng này được nhiều người sử dụng vào khoảng năm nay và bắt nguồn từ giới game thủ. Dân mạng chia từ “gáy" được chia thành 2 loại: gáy sớm và gáy thường.
Gáy sớm tương đồng với tính tình tự kiêu, khoe khoang, coi thường đối thủ. Những người này nếu thắng thì không sao nhưng nếu thua sẽ bị dân mạng cà khịa: “Gáy sớm ăn gì?” Ăn quả đắng chứ gì nữa.
Gáy một chút thì vui, gáy nhiều chút thì vui nhiều lần nhưng đừng gáy sớm!
Gáy thường sẽ xuất hiện sau khi giành được chiến thắng hay thành tích nào đó. Lúc đó thì chẳng cần phải hò mà dân tình cũng rủ nhau gáy rồi. Bởi mình thắng thì mình có quyền, mình thắng thì mình được chỉ tay 5 ngón, nói gì ai cũng nghe. Ông bà chẳng có câu “thắng làm vua, thua làm lính” đó thôi. Vậy thì tội gì mà không gáy nhỉ?
Gáy thường sẽ xuất hiện sau khi giành được chiến thắng hay thành tích nào đó.
Với đặc tính như vậy, từ gáy thường được sử dụng trong lĩnh vực thể thao hoặc game. Vì vậy mà dạo gần đây, mỗi khi đội tuyển Việt Nam thắng, đi đâu cũng thấy dân mạng bảo nhau: “Gáy lên nào anh em ơi!”, “Thắng rồi! Gáy đi còn chờ gì nữa", “Các cậu đã gáy chưa?”,...
Thế nên dù sao cũng gáy đúng lúc đúng chỗ nha! Gáy sớm là dễ dính chưởng lắm đấy!